Chi Phí Thấp Nhất
Chất Lượng Tối Ưu
Uy Tín - Tin Cậy
Dịch Vụ Chuyên Nghiệp
 

Các công thức trong thiết kế băng tải cao su nghiêng

Băng tải cao su nghiêng là hệ thống băng tải được sử dụng khá nhiều, tuy nhiên việc thiết kế chúng ta cần lưu ý đến các thông số kỹ thuật của băng tải. Dưới đây Thành An cùng bạn tìm hiểu về một số công thức trong thiết kế băng tải cao su nghiêng.

Các công thức thiết kế băng tải cao su nghiêng

- Công thức tính chiều rộng của băng tải cao su nghiêng

congthuctinhchieurong


Trong đó Kβ: giá trị góc nghiêng của băng tải

              Kp: Giá trị góc dốc hàng rời trên dây băng

- Công thức tính tải trọng trên một đơn vị do khối lượng hàng 

q = Q / 3,6.v

Trong đó: Q: năng suất dây băng tải

               v: vận tốc dây băng tải

- Công thức tính tải trọng trên một đơn vị chiều dài do khối lượng dây băng tải cao su nghiêng:

 qb = 1,1 . B . d

  Trong đó : B: Chiều rộng dây băng . 

- Công thức tính chiều dày dây băng :

d = d1 + i.dm + dk ;

  với       dm: Chiều dày một lớp màng cốt 

              d1: Chiều dày lớp bọc cao su mặt làm việc của dây băng . 

              dk: Chiều dày lớp bọc cao su mặt không làm việc của dây băng. 

              i: Số lớp màng cốt . 

- Công thức tính trọng tải của con lăn ở nhánh có tải:

qc = Gc / lc

- Công thức tính trọng tải của con lăn ở nhánh không tải:

qk = Gk / lk

- Công thức tính tải trọng trên một đơn vị chiều dài chuyển động của băng tải cao su nghiêng.

 qbt = 2.qb + q1 + qk

- Công thức tính lực kéo của băng tải cao su nghiêng.

 Wo = [ w.L .( q + qb ) +q.H ].m

- Công thức tính lực căng tĩnh lớn nhất của dây băng tải:

Smax = ks . Wo 

Trong đó:  Wo: lực cản tổng cộng trên băng 

                Ks :hệ số phụ thuộc vào góc ôm của băng

- Công thức tính lực căng của băng tải tăng dần theo các điểm.

 Si+1 =Si + Wi+(i+1) 

 Trong đó: Si+1 :lực căng băng tại điểm thứ i+1 

               Si : lực căng băng tại điểm thứ i 

               Wi+(i+1) Băng được phân chia ra thành từng đoạn

- Công thức tính định lực căng của dây băng tải tại từng điểm riêng

S2 = S1 + W12 

- Công thức tính lực cản chuyển động trên nhánh không tải

W12 = w.L .( qb + qk ) +(qb+qk).H

 Trong đó: qb: trọng lượng phân bố trên 1m chiều dài băng tải

               qk: trọng lượng phần quay của các con lăn phân bố trên 1m chiều dài nhánh không tải 

                w: hệ số cản chuyển động của băng đối với con lăn trên nhánh không tải

- Công thức tính lực cản tại điểm vào tải để truyền cho hàng có tốc độ của bộ phận kéo.Wt = Q.v / 36

bang-tai-cao-su_1

- Công thức tính đường kính tang truyền động theo áp lực dây băng lên tang 

DT = 360.Wo / B.p.n.µ.α

- Công thức tính hiệu suất của tang truyền động

congthuctinhhieusuat


Với : ωt: hệ số cản trên tang dẫn động 

        Ks : hệ số cản phụ thuộc vào góc ôm 

- Công thức tính công suất trên trục truyền động của dây băng tải cao su nghiêng

No = Wo.v / 102.ηt

- Công thức tính công suất động cơ truyền cho băng tải

N = k.No / η

Trong đó: K là hệ số ma sát giữa băng tải và tang.

Công thức tính tốc độ quay của tang truyền động:

ηt = 60.v / Π.Dt

Công thức tính tốc độ của dây băng tải:

v = Π.Dt.ηn / 60.it

- Công thức tính thời gian mở máy:

tkd = (GD2)qd.n / 375.Md

Trong đó : ( GD2 )qd : Mômen đà tương đương của hệ thống cơ cấu , quy đổi tới trục động cơ . 

                n : Số vòng quay của trục động cơ . 

                Md : Mômen dư của động cơ . 

Công thức tính : (GD2)qdq : Mômen đà tương đương của hệ thống của những khối quay . 

(GD2)qdq . GD2 

Trong đó  d: Hệ số tính tới ảnh hưởng của những khối lượng về bộ truyền . 

              GD2 : Mômen đà tương đương của rôtô và khớp nối . 

Công thức tính (GD2)qdtt : Mômen đà tương đương của hệ thống của tổng khối luong chuyển động tịnh tiến . 

(GD2)qdtt = 365.(G+Q).v / n2.η

Trong đó :  G, Q, v lần lượt là : Khối lượng băng tải , khối lượng hàng , tốc độ dài . 

                 n,η : Tốc độ quay của trục động cơ , hiệu suất cơ cấu . 

- Công thức tính Momen phanh cần thiết trên trục truyền động của băng tải cao su nghiêng

 MT =nt[q.H-CT(W0-qH)]D0/2 

 Trong đó:       + nt:hiệu suất của tang truyền động 

                      + CT: hệ số giảm nhỏ có thể lực cản của băng 

                      + q: khối lượng hàng trên một đơn vị chiều dài 

                      + H: chiều cao nâng hàng 

                      + D0: đường kính tang truyền động 

                      + W0: lực kéo của băng tải

                      + MT: Momen phanh trên trục phanh: 

Công thức tính sức bền trục tang . 

Wo = Smax + Smin

 Trong đó : Wo : Lực võng trên tang .

- Công thức tính then và ổ lăn

C = Q.(n.h)0,3

 Trong đó :     n : số vòng quay của ổ . 

                    h  : thời gian làm việc thực tế của ổ . 

 Trên đây là một số công thức thiết kế băng tải cao su nghiêng giúp bạn có thể đưa ra những sản phẩm tốt nhất cho người dùng.

TAG:

Hỗ trợ online

Hỗ trợ khách hàng

0974917794 (Ms. Vân)-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0964333803 ()-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0936433628 (Ms. Yến )-Zalo

Hỗ trợ kỹ thuật

0904303426 (Mr. Hòa)-Zalo