Chi Phí Thấp Nhất
Chất Lượng Tối Ưu
Uy Tín - Tin Cậy
Dịch Vụ Chuyên Nghiệp
 

Công thức tính các thông số của con lăn và dây băng tải cao su ngang

Trong hệ thống băng tải thì con lăn đỡ dây băng tải là rất quan trọng. Dưới đây là một số công thức tính các thông số của con lăn đỡ trong hệ thống băng tải cao su ngang

1) Công thức tính con lăn đỡ hình lòng máng của băng tải cao su ngang. 

Các thông số của con lăn đỡ hình lòng máng

- Đường kính con lăn đỡ băng tải: dl 

- Khối lượng phần quay của con lăn đỡ hình lòng máng: GC

- Khoảng cách giữa các con lăn đỡ ở nhánh có tải: ll

Công thức tính tải trọng trên một đơn vị chiều dài theo khối lượng phần quay của con lăn. 

qc = Gc / ll

 

2) Công thức tính con lăn thẳng. 

Các thông số của con lăn thẳng

- Đường kính con lăn đỡ băng tải cao su ngang: dl

- Khối lượng phần quay của con lăn thẳng GT

- Khoảng cách giữa các con lăn đỡ ở nhánh không tải: lk = 2 * ll

Công thức tính rải trọng trên một đơn vị chiều dài theo khối lượng phần quay của con lăn. 

qT = GT / lk

Công thức tính tải trọng trên một đơn vị chiều dài theo phần chuyển động của băng tải.

qbt = 2 * qb + Gc/ll + GT/lk

cong-thuc-tinh-con-lan-do-bang-tai-cao-su-ngang

 Tính lực căng của dây băng cao su ngang tại từng điểm riêng của băng theo phương pháp quanh vòng. 

1/ Xét đoạn đầu ở nhánh không tải. 

- Công thức tính lực cản tại tang trống 

 Wq = S1*(Kq-1)

 Trong đó: 
                  + S1: lực căng của bộ phận kéo tại điểm đi vào chi tiết quay. 

                  + Kq: hệ số tăng lực căng của bộ phận kéo trên tang. 

- Công thức tính lực cản chuyển động trên đoạn băng tải thẳng (tại nhánh không tải) 

 WK = W12 = (qb+qk)*L*T. 

Trong đó: + T : hệ số cản chuyển động của băng trên các con lăn có ổ tựa . 

- Công thức tính lực kéo căng tại điểm 2: 

S2 = S1 + Wq + W12). 

- Công thức tính lực kéo căng tại điểm 3:

 S3 = S2 + Wq = S2 + S2(Kq+1). 

- Công thức tính lực kéo căng tại điểm 4: 

S4 = S3 + Wq = S3 + S3(Kq+1). 

- Công thức tính lực kéo căng tại điểm 5: 

S= S4 + Wq = S4 + S4(Kq+1). 

- Công thức tính lực kéo căng tại điểm 6: 

S6 = S5 + Wq + W56 = S5 + S5(Kq+1). 

- Công thức tính lực kéo căng tại điểm 7: 

S7 = S6 + Wq = S6 + S6(Kq+1) . 

cong-thuc-tinh-luc-cang-bang-tai-cao-su-ngang

2/ Xét đoạn cuối của băng tải cao su ngang: 

 Công thức tính lực cản của băng tải

+ Công thức tính lực cản tại điểm vào tải 

Wt = Q * V /36 

+ Công thức tính lực cản do thành dẫn hướng của máng vào tải

Wm = 5*l

Trong đó l: chiều dài của máng vào tải. 

+ Công thức tính tổng lực cản khi vào tải. 

WVT = Wt + W

- Công thức tính lực cản chuyển động của băng tải theo khối lượng hàng

 WC = (qb + q + qbt)*L*lm

 Trong đó: + lm: hệ số cản chuyển động của băng tải trên các con lăn có ổ tựa 

                   + L: chiều dài vận chuyển của băng. 

- Công thức tính tổng lực kéo căng tại điểm cuối: 

S8 = S7 + WVT + WC 

Lực căng dây đối với mỗi băng tải là khá quan trọng do đó việc tính các lực căng dây của băng tải cao su ngang chúng ta cần lưu ý về độ chính xác để đảm bảo cho băng tải vận hành được linh hoạt

TAG:

Hỗ trợ online

Hỗ trợ khách hàng

0974917794 (Ms. Vân)-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0964333803 ()-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0936433628 (Ms. Yến )-Zalo

Hỗ trợ kỹ thuật

0904303426 (Mr. Hòa)-Zalo