Đặc điểm của hệ thống dẫn động trong băng tải cao su
Cấu tạo của bộ phận dẫn động trong băng tải cao su
- Băng tải cao su có bộ phận dẫn động gồm các thiết bị sau:
+ Các bộ phận tang dẫn
+ Cơ cấu truyền động từ động cơ đến tang dẫn
+ Động cơ
- Hệ thông dẫn động trong mỗi băng tải có kiểu cấu tạo riêng biệt dựa theo yêu cầu của vị trí lắp đặt, năng xuất vận hành và môi trường làm việc của băng tải.
- Cấu tạo của hệ thống tang dẫn:
+ Thiết bị nén con lăn
+ Thiết bị nén băng tải
+ Thiết bị nén chân không
+ Tăng nam chân điện từ nhằm tăng khả năng bám dính, tăng hệ số ma sát.
Đặc điểm của hệ thống dẫn động băng tải cao su
- Hệ thống dẫn động thường đặt ở bộ phận nhánh cuốn tấm băng trên bề mặt của tang băng tải.
- Tang của băng tải cao su cần tuân thủ các kích thước về chiều dày, số lớp đệm tấm băng, chiều dài của tang dẫn động cần lớn hơn chiều rộng của tấm băng.
- Vật liệu chế tạo tang thương là thép hàn hoặc gang và mặt trụ của tang phải hơi lồi để tấm băng được định tâm.
- Để tăng hệ số ma sát giữa tang và tấm băng nhằm tăng lực kéo cần tăng góc ôm giữa tang và băng.
- Có thể bọc cao su cho tang để tăng hệ số ma sát của tang băng tải
- Có thể dùng hệ thống 1 tang dẫn cho băng tải cao su
- Để tăng độ bền cho băng tải cao su cần đảm bảo kết cấu của hệ thống dẫn động không bị gập uốn nhiều.
- Đối với các hệ thống băng tải cao su vận chuyển đường dài, ta có thể sử dụng 2 hay nhiều tang dẫn để giảm bớt các thiết bị trên băng tải.
- Đối với băng tải có công suất nhỏ ta có thể dùng bộ truyền cứng truyền động 2 tang từ 1 động cơ.
- Để truyền động lực từ động cơ đến tang chủ động ta thường sử dụng bộ truyền động đai hoặc xích qua hộp giảm tốc.
Để có một hệ thống
băng tải cao su hoàn chỉnh cần thiết kế hệ thống dẫn động tuân theo các tiêu chuẩn chính xác để đảm bảo độ bền cho hệ thống
băng tải