Chi Phí Thấp Nhất
Chất Lượng Tối Ưu
Uy Tín - Tin Cậy
Dịch Vụ Chuyên Nghiệp
 

Cấu tạo phân loại vòng bi

Vòng bi là gì?

• Vòng bi (Ổ bi, Ổ lăn, Bạc đạn ) đều là các tên gọi khác của ổ lăn hay còn được gọi là bearing.

• Đây là một chi tiết máy rất quan trọng trong các máy, cơ cấu máy.

Vòng bi là cơ cấu có chức năng đỡ trục tâm, trục truyền và chi tiết quay, giúp chuyển động quay và đỡ tải trọng tác dụng lên các chi tiết máy

I/ Cấu tạo vòng bi

Vòng bi được cấu tạo bởi các bộ phận chính sau:

- Vòng trong (inner ring)

- Vòng ngoài (outer ring)

- Con lăn (Ballroller)

- Vòng cách (Cagelretainer)

Vòng cách:

- Thường được chế tạo bằng thép cứng, hoặc thép hợp kim

- Vòng cách giúp giữ các con lăn cách nhau một khoảng cố định, và cố định vị trí giữa các con lăn với nhau, đảm bảo việc hoạt động của con lăn và giảm số lượng con lăn trên 1 vòng bi.

Vòng trong & vòng ngoài:

- Được cấu tạo có rãnh, vòng trong được lắp với ngõng trục, vòng ngoài được lắp với gối trục của vỏ máy, hoặc thân máy,…

Con lăn:

- Con lăn sử dụng có thể là bi hoặc đũa được lắp trên rãnh lăn, các rãnh này có tác dụng làm giảm bớt ứng suất tiếp xúc của các con lăn, và hạn chế con lăn tiếp xúc dọc trục.

- Vật liệu chế tạo con lăn này phụ thuộc vào tải trọng của vòng bi, tuy nhiên thành phần đặc trưng để chế tạo các con lăn này là thép carbon có chứa một lượng crom, và mangan nhất định.

2/ Quy trình sản xuất vòng bi:

- Để sản xuất ra được một vòng bi đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất cần thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình sau:

II / Phân loại vòng bi

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều loại vòng bi và các loại vòng bi này được phân loại theo những cách sau:

- Phân loại theo hình dạng con lăn

- Dựa theo khả năng chịu tải trọng của các vòng bi

- Phân loại dựa theo số dãy con lăn lắp trong vòng bi

- Phân loại theo kích thước vòng bi

- Dựa theo khả năng tự lựa của mỗi vòng bi

Dựa theo các cách phân loại vòng bi trên thị trường hiện nay có các loại vòng bi như sau:

1. Dựa theo hình dạng con lăn

• ổ bi

• Ổ đũa trụ ngắn, và ổ đũa trụ dài

• Ổ đũa côn

• Ổ đũa hình trống có đối xứng hoặc không đối xứng

• Ổ đũa kim

• Ổ đũa xoắn

2. Phân loại theo khả năng chịu tải trọng chúng ta có các loại vòng bi sau:

- Ổ đỡ: là loại vòng bi chỉ chịu tải trọng hướng tâm và một phần lực dọc trục, hoặc nó chỉ chịu được tải trọng hướng tâm

- Ổ đỡ chặn: Đây là loại vòng bi có khả năng chịu tải trọng hướng tâm và lực dọc trục rất tốt

- Ổ chặn đỡ: Là loại vòng vi chỉ có khả năng chịu tải trọng dọc trục, đồng thời chịu một phần tải trọng hướng tâm

- Ổ chặn: Là loại vòng bi chỉ có khả năng chịu tải trọng dọc trục

3. Phân theo số dãy con lăn

- Vòng bi một dãy

- Vòng bi hai dãy

- Vòng bi bốn dãy

4. Phân loại theo kích thước vòng bi

- Vòng bi siêu nhẹ

- Vòng bi đặc biệt nhẹ

- Vòng bi nhẹ

- Vòng bi nhẹ rộng

- Vòng bi trung

- Vòng bi trung rộng

- Vòng bi nặng

5. Phân loại theo khả năng tự lựa

- Vòng bi có khả năng tự lựa

- Vòng bi không có khả năng tự lựa

III/ Một số vòng bi công nghiệp phổ biến

Có rất nhiều loại vòng bi trên thị trường hiện nay, tuy nhiên mỗi loại vòng bi được ứng dụng vào việc chế tạo các loại máy riêng biệt. Dưới đây là một số loại vòng bi được sử dụng phổ biến

1. Vòng bi cầu 1 dãy:

- Vòng bi cầu 1 dãy có kết cấu đơn giản và không thể tách rời nhau

- Vòng bi cầu 1 dãy có 3 loại: dạng trần, dạng nắp che một bên hoặc dạng nắp che cả hai bên.

- Ưu điểm của vòng bi cầu 1 dãy là khả năng chạy êm, có ma sát thấp, phù hợp đối với các chi tiết máy có tốc độ hoạt động cao.

- Có khả năng truyền tải lực xuyên tâm và trục

- Sử dụng phổ biến trong các chi tiết có độ nghiêng thấp

2. Vòng bi côn:

- Là loại vòng bi có thiết kế chịu tải trọng hỗn hợp, và có tỷ số giữa "khả năng chịu tải/tiết diện cắt" rất lớn.

- Vòng bi có cấu tạo gồm hai bộ phận chính là cụm vòng trong và vòng ngoài, 2 cụm này có thể tách rời ra được. Tuy nhiên vành trong và bi đũa của nó không thể tách rời được gọi là "côn", và vành ngoài được gọi là "chén".

- Vòng bi côn được thiết có khả năng chịu độ lệch trục tốt và có tuổi thọ làm việc cao, độ tin cậy lớn. Ngoài ra vòng bi côn còn được thiết kế có độ chính xác làm việc cao, có ngẫu lực ma sát thấp.

3. Vòng bi tang trống tự lựa: 

- Đây là loại vòng bi có cấu tạo bao gồm hai hàng con lăn có hình tang trống được lắp đối xứng nhau, chúng có thể tự sắp xếp thẳng hàng bên trong rãnh lăn có biên dạng hình cầu của vòng ngoài. Với thiết kế như này sẽ tạo ra sự bù trừ không đồng trục của gối đỡ và trụ, khi đó cácvòng bi - bạc đạn này có thể làm việc tốt trong tình trạng không đồng trục ở mức độ cao.

- Ưu điểm của vòng bi tang trống tự lựa: Có độ chắc chắn cao, hoạt động bền bỉ, độ tin cậy cao, tuổi thọ lớn, và có thể làm việc trong môi trường rung lắc, hay điều kiện môi trường khắc nghiệt.

4. Vòng bi cầu chặn trục:

- Có cấu tạo gồm một vòng ngoài, một vòng trong, hệ thống các con lăn và vòng cách

- Chỉ chịu được tải dọc trục theo một hướng nhất định

- Vòng bi cầu chặn trục nhỏ có vòng cách được làm bằng thép dập, còn đối với loại vòng bi cầu chặn lớn thì vòng cách được làm bằng đồng thau đúc nguyên khối.

Hỗ trợ online

Hỗ trợ khách hàng

0974917794 (Ms. Vân)-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0964333803 ()-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0936433628 (Ms. Yến )-Zalo

Hỗ trợ kỹ thuật

0904303426 (Mr. Hòa)-Zalo