Chi Phí Thấp Nhất
Chất Lượng Tối Ưu
Uy Tín - Tin Cậy
Dịch Vụ Chuyên Nghiệp
 

Hướng dẫn gia công trục con lăn

1/ Phân tích chức năng, điều kiện làm việc của trục con lăn :

1.1  Chức năng của trục con lăn. 

- Trục con lăn là chi tiết dạng trục được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo máy, nó có bề mặt cơ bản là các mặt trụ tròn xoay, mặt ngoài của trục con lăn dùng để lắp ghép với vòng bi và con lăn .

1.2 Điều kiện làm việc của trục con lăn.

- Khi hệ thống làm việc, trục con lăn bị mòn hoặc bị hỏng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy đòi hỏi việc gia công chi tiết phải đảm bảo sự chính xác, cũng như đạt độ cứng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khi làm việc .

- Bề mặt làm việc của trục con lăn là các bề mặt trụ, tròn, có đường kính từ Ø12 - Ø48 mm.

- Một yêu cầu khá quan trọng là nó phải luôn nđảm bảo độ cứng uốn và độ cứng xoắn, điều này quyết định đến điều kiện làm việc của trục con lăn.

1.3 Vật liệu chế tạo trục con lăn.

- Vật liệu chế tạo trục con lăn thường sử dụng loại thép C45 là loại thép kết cấu sử dụng phổ biến trong nghành  chế tạo máy.

2/  Phương pháp gia công trục con lăn công đoạn cuối cùng

- Đối với bề mặt trục khi gia công yêu cầu đạt độ chính xác cấp 7, độ bóng bề mặt cấp 7 khi đó ta cần gia công bằng phương pháp mài.

- Đối với bề mặt không tham gia vào quá trình lắp ráp ta yêu cầu độ chính xác cấp 12 khi đó ta chọn phương pháp gia công lần cuối là tiện tinh.

- Đối với dung sai độ ôvan, độ côn bề mặt yêu cầu không quá 0,01 mm.

- Lỗ trục con lăn không cần yêu cầu cao trong quá trình làm việc, khi gia công cần độ chính xác cấp 12, khi đó phương pháp gia công lần cuối cần thực hiện là khoan .

- Đối với bề mặt rãnh vuông 6x6 không yêu cần cầu cao trong quá trình làm việc khi gia công cần độ chính xác cấp 12, và phương pháp gia công lần cuối lựa chọn là phay .

- Đối với bề mặt rãnh có kích thước 6 và đáy R3 không cần yêu cầu cao trong quá trình làm việc, khi gia công cần độ chính xác cấp 12, và phương pháp gia công lần cuối là phay

- Sử dụng thao tác thoát dao khi tiện trục con lăn có rãnh thoát dao.

- Các đầu trục con lăn và các cạnh sắc khi gia công yêu cầu vát mép góc 45 độ .

3/ Phân tích yêu cầu kỹ thuật khi gia công trục con lăn

- Với chi tiết gia công là trục con lăn thì yêu cầu bề mặt quan trọng nhất là bề mặt làm việc của trục. Trong quá trình làm việc nó được lắp trên hai vòng bi do đó cần đảm bảo về độ đồng tâm giữa đường tâm của trục với các cổ trục phải nhỏ hơn 0,1 mm khi đó ta cần sử dụng phương pháp gia công là tiện.

- Để đảm bảo độ đồng tâm cao nhất giữa các bề mặt ngõng trục và bề mặt trục ta cần dùng một chuẩn thống nhất trên hai lỗ tâm .

- Các bề mặt yêu cầu lắp ghép như hai bề mặt Ø30 cần đảm bảo độ song song ta sử dụng phương pháp gia công mài đồng thời trên một lần gá.

Phân tích tính công nghệ trong kết cấu trục:

- Vật liệu sử dụng để gia công là thép C45 loại thép kết cấu được sử dụng rất rộng rãi, có tính công nghệ tốt. Và có thể sử dụng phương pháp tôi thể tích để đạt hiệu quả cao nhất vì:

+ Để dễ dàng lắp vòng bi thì các đầu trục cần vát mép một góc 450.

+ Để dễ dàng thoát đá mài sau khi mài trục có rãnh thoát đá Ø28.

+ Thuận lợi cho việc gia công đồng thời bằng nhiều loại dao.

+ Để đảm bảo trục có độ cứng vững khi gia công lỗ tâm .

Hỗ trợ online

Hỗ trợ khách hàng

0974917794 (Ms. Vân)-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0964333803 ()-Zalo

Hỗ trợ khách hàng

0936433628 (Ms. Yến )-Zalo

Hỗ trợ kỹ thuật

0904303426 (Mr. Hòa)-Zalo