Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng nhưtiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì việc sản xuất của các đơn vị trong nước cũng cần phải đáp ứng được các yêu cầu chung của thế giới. và giải pháp cho yêu cầu này chính là hệ thống băng tải điều khiển bằng bàn phím và giao tiếp máy tính.
• Giao tiếp máy tính : Là thao tác dùng giao diện phần mềm lập trình bằng ngôn ngữ delphi trên máy tính để giao tiếp với các mạch điều khiển qua đó điều khiển và kiểm soát số sản phẩm và số thùng trên băng tải.
• Mạch điều khiển : Là thiết bị điều khiển tất cả hoạt động của hệ thống, và nó nhận tín hiệu điều khiển từ bàn phím và máy tính để xử lý sau đó đưa ra tín hiệu điều khiển cho bộ phận chấp hành thực hiện. Bên cạnh đó nó còn kiểm tra tín hiệu trả về từ cảm biến để giám sát hoạt động của băng tải, và đưa số liệu ra mạch hiển thị rồi đưa về máy tính. Đồng thời nó xử lý tính toán dựa trên các dữ liệu được thu về từ cảm biến và các tín hiệu điều khiển sau đó xuất tín hiệu điều khiển bộ phận chấp hành để phù hợp với yêu cầu.
• Cảm biến : Gồm 2 cảm biến quang trở được lắp theo hành trình của sản phẩm và thùng di chuyển để đếm số thùng và số sản phẩm có đủ hay không.
• Bàn phím : Là thiết bị để nhập số sản phẩm và số thùng đồng thời còn thực hiện một số chức năng điều khiển cụ thể.
• Hiển thị : Là thiết bị dùng để hiển thị số sản phẩm và số thùng
• Cơ cấu chấp hành : Gồm băng tải và động cơ để truyền động cho băng tải. Băng tải là thiết bị để mang sản phẩm và mang thùng.
- Thông qua hệ thống cảm biến thu phát hồng ngoại đưa tín hiệu đầu vào và được xử lý tại vi điều khiển sau đó đưa tín hiệu ra đầu ra điều khiển hệ thống băng tải thực hiện công tác đếm số thùng, sản phẩm trong 1 ca làm việc. Song song với quá trình hoạt động của mạch, máy tính sẽ thực hiện việc giám sát và điều khiển thông qua dữ liệu được gửi xuống vi điều khiển bằng cổng COM.